Đầu tư 2 triệu Đô La cho chức vụ Cục trưởng Cục C10 – Bộ Công an

Một nguồn tin nội bộ cho biết:

– Thiếu tướng Đinh Văn Nơi (sn 1976, quê quán Cần Thơ), hiện là Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, sắp được điều động về Bộ Công an giữ chức Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03), kế nhiệm Trung tướng Phạm Thế Tùng mới vừa lên chức Thứ trưởng Bộ Công an.

Vị trí Giám đốc tỉnh Quảng Ninh sẽ được trao cho Đại tá Trần Văn Phúc (sn 1978, quê quán Đông Anh – Hà Nội), hiện là Giám đốc Công an Thái Bình.

– Đại tá Nguyễn Quang Phương (sn 1976, quê quán Quảng Ninh) hiện là Cục phó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03) Bộ Công an, sẽ lên nắm giữ chức vụ Cục trưởng C03, kế nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm mới vừa lên chức Thứ trưởng Bộ Công an.

– Thiếu tướng Trần Văn Thiện (đệ ruột của Vương Đình Huệ), hiện là Cục phó Cục Cảnh sát quản lý trại giam (C10) Bộ Công an, sẽ lên nắm giữ chức vụ Cục trưởng Cục C10, kế nhiệm Trung tướng Lê Minh Hùng sắp nghỉ hưu.

Thiếu tướng Trần Văn Thiện (trái) và Trung tướng Lê Minh Hùng (phải)

Được biết, Lê Minh Hùng (sn 1963, quê quán Hà Tĩnh) là anh ruột Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Bố của Hưng là cố Thượng tướng Lê Minh Hương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, và là người nâng đỡ dìu dắt Tô Lâm trên con đường thăng tiến trong Bộ Công an. Chính vì vậy, Lê Minh Hưng tuy là người Hà Tĩnh nhưng lại thuộc nhóm Tô Lâm.

Trở lại chuyện Thiếu tướng Trần Văn Thiện, hồi đầu tháng 5/2024 Thoibao.de đưa tin:

Đại gia “đồ bành” Thân Đức Nam đã đầu tư 2 triệu đô la Mỹ (2.000.000$) cho Thiếu tướng Thiện để lên chức Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam (C10).

Theo đó, Trung tướng Lê Minh Hùng Cục trưởng Cục C10 hứa sẽ nhường chức Cục trưởng cho Trần Văn Thiện, cam kết sẽ về nghỉ hưu theo chế độ mà không xin gia hạn thêm thời gian.

Nói về tình trạng “mua quan, bán chức” tại Bộ Công an mà Tô Lâm để lại. Khi lên nắm quyền ở Bộ Công an, Tô Lâm đã bóp chặt chính sách, thâu tóm mọi quyền lực và quyết định về tay mình. Thời Trần Đại Quang làm Bộ trưởng Bộ Công an, các thứ trưởng của Bộ có quyền lực và tiếng nói rất lớn. Nhưng khi Tô Lâm lên nắm quyền, ông đã thu hết quyền bính về tay mình, các thứ trưởng chỉ “hữu danh vô thực”.

Tô Lâm thâu tóm mọi thứ từ những cái nhỏ nhất. Ví dụ trước đây, khi một đơn vị của Bộ Công an tuyển dụng cán bộ, thì chỉ cần phê duyệt của thứ trưởng phụ trách, nhưng sau này phải xin ý kiến đồng ý của chính Bộ trưởng BCA.

Khi lên nắm quyền ở Bộ Công an, Tô Lâm cho giải tán hết các Tổng Cục để nắm quyền bổ nhiệm đến Trưởng, Phó phòng các Cục, Công an các tỉnh. Theo dư luận trong ngành Công an thì cấp Phòng cao nhất cả tỷ đồng; những phòng như kinh tế, giao thông thì nhiều tỷ đồng. Cấp Cục trưởng, Phó cục trưởng, Giám đốc, phó giám đốc tuỳ từng đơn vị, địa phương từ vài trăm ngàn hoặc lên đến cả triệu USD. Mục đích của Tô Lâm giải tán hết cấp tổng cục là để thâu tóm quyền lực và vơ vét. Đó là di sản mà Tô Lâm để lại tại Bộ Công an.

Tin nội bộ

>> 2 Ủy viên BCT và 2 Phó Thủ tướng sắp vào lò