Liệu Trần Thanh Mẫn có dám phớt lờ lời nguyền, để ngồi lên ghế “ma ám” hay không?

Nhân sự cho “Tứ trụ” hiện nay đang khủng hoảng nghiêm trọng. Theo Điều lệ Đảng, người được ngồi vào “Tứ trụ” phải có hơn một nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị. Đủ tiêu chuẩn này, hiện nay có ông Nguyễn Phú Trọng, ông Phạm Minh Chính, ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai. Trong đó, ông Phạm Minh Chính và ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm mỗi người 1 trụ. Còn lại 2 trụ trống, nếu trám bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm thì vừa đủ.

Tuy nhiên, ông Tô Lâm sau khi đánh ngã các trụ, lại không chịu ngồi vào 1 trong 2 trụ trống này, mà khăng khăng đòi đưa Lương Tam Quang hoặc Nguyễn Duy Ngọc lên Bộ trưởng Bộ Công an, thì ông mới chịu vào “Tứ trụ”. Do đó, các bên đã gặp bế tắc, không thể đạt được thoả thuận, vì bên này không chấp nhận điều kiện bên kia đưa ra.

Vì Tô Lâm không chịu vào “Tứ trụ”, nên phe “lò” đã đưa ra giải pháp thay thế, nhằm đạt được thỏa hiệp, đó là đưa bà Trương Thị Mai và ông Trần Thanh Mẫn lên “Tứ trụ”.

Tuy nhiên, giải pháp này có những vướng mắc lớn. Đó là, dù bị ép nhưng bà Mai vẫn dùng dằng không chịu lên chức; còn ông Mẫn thì không đủ tiêu chuẩn theo Điều lệ Đảng, ông là Uỷ viên Bộ Chính trị chưa hết một nhiệm kỳ. Mà theo Quyết định 90/QĐ-TW, thì vị trí “Tứ trụ” phải tham gia trọn một nhiệm kỳ trở lên. Tuy nhiên, vẫn còn cánh cửa hẹp, đó là “trường hợp đặc biệt do Ban chấp hành Trung ương quyết định”.

Như vậy, nếu muốn ông Mẫn ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì cần phải được quá nửa số uỷ viên Trung ương Đảng chấp thuận.

Hơn nữa, giả sử, ông Trần Thanh Mẫn vượt qua được xét duyệt của Trung ương Đảng, thì liệu, ông có dám ngồi vào chiếc ghế “ma ám” này hay không?

Từ sau cái chết của ông Trần Đại Quang, cho đến nay, không ai có thể yên ổn khi ngồi vào chiếc ghế này. Đầu tiên là việc ông Nguyễn Phú Trọng suýt chết ở Kiên Giang; sau đó, ông Nguyễn Xuân Phúc ngã ngựa sau 2 năm, và tiếp theo là ông Võ Văn Thưởng ngã ngựa sau hơn 1 năm ngồi ghế.

Ông Trần Thanh Mẫn được đánh giá là “tương đối sạch”. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, ông sạch chỉ vì ông chưa bị lộ mà thôi. Trước khi ngã ngựa, ông Võ Văn Thưởng cũng từng được cho là khá “sạch”, so với các nhân vật khác trong Bộ Chính trị, nhưng cuối cùng, Tô Lâm cũng moi ra hết.

Được biết, ông Trần Thanh Mẫn có thời kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, sau đó là Bí thư Thành uỷ thành phố Cần Thơ. Nếu một ngày đẹp trời nào đó, Tô Lâm cho hồi tố những chuyện xảy ra ở Cần Thơ vào thời ông Mẫn làm lãnh đạo ở đó, liệu lúc đó, ông Mẫn có còn “sạch” nữa hay không? Hay ông cũng ngã ngựa như ông Võ Văn Thưởng?

Giả sử mọi trở ngại đều được san phẳng hết, ông Trần Thanh Mẫn có thể ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì ở vị trí này, ông sẽ gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt là với ông Tô Lâm. Với thế lực do nhóm Nghệ An hậu thuẫn, ông Huệ còn gục ngã trước Tô Lâm, thì nói gì đến Trần Thanh Mẫn thân cô, thế cô. Ở chế độ này, khi đã lên đến uỷ viên Bộ Chính trị, thì không có ai không ăn bạo, cho nên, nếu ông Trần Thanh Mẫn dám phớt lờ “lời nguyền”, để ngồi vào ghế “ma ám”, thì rất có thể, ông sẽ trở thành nạn nhân thứ 4 trong “Tứ trụ”.

Với đà đốn củi không chờ thủ tục như thế này, thì các thanh gỗ quý hay cây còn đang xanh mơn mởn, đều có thể bị biến thành củi trong chốc lát. Trong vòng hơn 1 tháng đốn ngã 2 người trong “Tứ trụ”, điều này đã cho thấy sức mạnh của Tô Lâm kinh khủng như thế nào. Và đấy cũng là lời cảnh báo cho Trần Thanh Mẫn.

Cơ cấu của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức thành nhiều tầng. Tầng thấp nhất là các đảng viên ngoài Trung ương Đảng, thành phần này rất đông, số lượng chiếm đến gần 5 triệu người. Tầng cao hơn là tầng Trung ương Đảng, có 200 người. Cao hơn nữa là Bộ Chính trị, tầng này có 18 người, nhưng hiện chỉ còn lại 13. Tầng cao nhất là “Tứ trụ”, mỗi trụ đứng đầu một nhánh. Trèo được lên tầng càng cao, thì càng ăn được nhiều, cũng như được an toàn hơn.

Tuy Chủ tịch nước chỉ là chức vụ mang tính lễ nghi, “hữu danh vô thực”, nhưng vẫn có nhiều đặc quyền lớn, như được tham gia vào nhóm quyền lực cao nhất, để ra các quyết định cho vận mệnh đất nước; được an toàn khi bị lộ; và quan trọng hơn là có chân trong Đảng uỷ Công an và Quân uỷ Trung ương.

Dù Tô Lâm không cần ghế này, nhưng những đàn em của Tô Lâm vẫn muốn đẩy ông lên Chủ tịch nước. Vừa để dư ra ghế trống cho đàn em có cơ hội thay thế, vừa an toàn khi rút lui, và vừa để Tô Lâm có tiếng nói mạnh hơn trong Đảng.

Vì thế, nếu người thân cô thế cô như Trần Thanh Mẫn ngồi vào ghế Chủ tịch nước, sẽ rất rủi ro, bởi quá gần con cọp dữ Tô Lâm.

 

Thái Hà-Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023