Còn lại trụ Chính và trụ Tổng, Tô đốn trụ nào trước?

Như vậy là, sau 36 ngày tấn công dồn dập, Tô Lâm đã đốn hạ được 2 trong 4 trụ, xem như, Tứ trụ bị gãy một nửa. Giờ đây, còn lại 2 trụ, đó là trụ Tổng Bí thư và trụ Thủ tướng, ông Tô Lâm sẽ đốn trụ nào trước?

Rõ ràng, tham vọng của Tô Lâm là trở thành Tổng Bí thư, nhưng vấn đề là, việc đoạt ngôi trong lúc này có đúng thời điểm chín muồi hay không? Làm chính trị bằng binh quyền như Tô Lâm, như chơi dao 2 lưỡi, nếu không thành công, thì rất có thể, chính Tô Lâm là kẻ bị đốn.

Sau khi loại được Vương Đình Huệ, thì Phạm Minh Chính trở thành đối thủ nặng ký nhất của Tô Lâm lúc này. Phạm Minh Chính cũng tham vọng trở thành Tổng Bí thư, bởi đây là vị trí nắm giữ quyền lực tối cao, mới có thể thâu tóm hết thảy trong lòng bàn tay.

Khi Vương Đình Huệ bị rụng, thì Phạm Minh Chính cũng bớt được một đối thủ. Tuy nhiên, cũng vì Vương Đình Huệ rụng mà Tô Lâm lại nổi lên như thế lực mạnh nhất. Giờ đây, đối đầu với Tô Lâm còn khó hơn đối đầu với Vương Đình Huệ, có lẽ, Phạm Minh Chính cũng hiểu điều đó.

Thủ tướng cũng là vị trí có thực quyền lớn, chỉ sau Tổng Bí thư. Nếu không tranh được chức Tổng Bí thư, thì Phạm Minh Chính có thể ngồi ghế Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa, cũng là giải pháp không tồi. Tuy nhiên, ngồi ghế Thủ tướng mà phải ở dưới tay Tô Lâm, thì nhiều bất trắc hơn là dưới tay ông Nguyễn Phú Trọng. Bởi dù sao, ông Trọng cũng tuân thủ quy trình, còn Tô Lâm thì bất chấp và chuyên đánh úp, rất nguy hiểm.

Tin nội bộ gần đây cho biết, Phạm Minh Chính đã bắt tay với Tô Lâm để hạ Vương Đình Huệ. Tuy nhiên, không rõ, việc hợp tác này là lâu dài và có thoả thuận phân chia quyền lực, hay chỉ là tạm thời để loại đối thủ trước mắt. Dù sao, liên kết với Tô Lâm lúc này cũng là lựa chọn khôn ngoan, tránh va chạm trực diện với Tô Lâm và chờ đợi cơ hội khác.

Từng là đối thủ của nhau trong Bộ Công an và đang ngồi cùng nhau trong Chính phủ, ắt hẳn, Tô Lâm hiểu rất rõ Phạm Minh Chính. Theo đánh giá của người đưa tin, Phạm Minh Chính chơi cờ người rất giỏi, và ông cũng rất giỏi né đòn trong các cuộc thư hùng trên vũ đài chính trị. Như vậy, việc ông Chính bắt tay với ông Tô Lâm, được đánh giá là cách “né đòn”.

Trụ Phạm Minh Chính và trụ Nguyễn Phú Trọng, đốn trụ nào trước là câu hỏi không dễ trả lời. Không những không dễ trả lời với giới quan sát, mà cũng không dễ trả lời với ngay cả bản thân ông Tô Lâm. Bởi dù đã mất đi khá nhiều quyền lực, do không còn sai khiến được Bộ Công an, nhưng ông Trọng vẫn còn chức Bí thư Quân ủy Trung ương. Tức là, ông đứng đầu Bộ Quốc phòng về mặt Đảng. Đây là điều khiến Tô Lâm cân nhắc thật kỹ, bởi ông Tổng bắt tay với Phan Văn Giang, thì có thể, kẻ thất bại sẽ chính là Tô Lâm.

Điểm khó cho Tô Lâm là, liệu Phan Văn Giang có nhảy vào hay không? Nếu Phan Văn Giang sẵn lòng bảo vệ ông Trọng, thì đây vẫn là chuyện bí mật, trước khi Tô Lâm tung đòn vào ông Tổng. Muốn đánh được trụ Tổng, Tô Lâm phải điều tra được mối quan hệ giữa 2 người này, còn nếu nhắm mắt làm liều, thì có thể, rủi ro rất cao.

Ngoài ra, dù cho thế lực đã bị sứt mẻ, nhưng ở vị trí Tổng Bí thư, ông Trọng vẫn còn rất nhiều quyền lực trong Đảng, nên lật ông không dễ. Nhưng nếu không lật ông Trọng sớm, để đến cuối nhiệm kỳ, lúc đó, ông Trọng giới thiệu người khác kế nhiệm, thì Tô Lâm xôi hỏng bỏng không. Xem ra, bước tiếp theo của Tô Lâm khó hơn nhiều so với lúc ông đánh Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ.

Hãy đợi xem, Tô Lâm sẽ tấn công ai? Tấn công Phạm Minh Chính để loại thêm một đối thủ nữa, hay tấn công Nguyễn Phú Trọng để đoạt ngôi. Tô Lâm đang mạnh lên nhưng chưa chắc đã bất khả chiến bại, ông còn phải trải qua nhiều cuộc chiến cam go nữa.

 

Hoàng Phúc – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023