Ai đang dung túng cho Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình tác oai tác quái?

Tên tuổi của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình lâu nay gắn liền với các vụ án “tử tù oan”. Mới nhất, câu chuyện tử tù Lê Văn Mạnh, một “tử tù oan” bất ngờ bị thi hành án, sau 19 năm nằm xà lim án tử. Cũng như vụ án của Hồ Duy Hải, vụ án Lê Văn Mạnh cũng từng được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kháng nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao xem xét hủy toàn bộ các bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại.

Dư luận cho rằng, tử tù Lê Văn Mạnh bị đưa ra thi hành án một cách chóng vánh, bởi Nguyễn Hòa Bình lệnh cho Tòa án Hải Phòng thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã thất bại, trước sức ép của dư luận trong nước cũng như quốc tế. Điều đó chứng tỏ ý chí không chịu thua dân của kẻ tội đồ mang tên Nguyễn Hòa Bình.

Gần đây, trung tuần tháng 9/2023, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói rằng, nghị quyết của Quốc hội cho phép 1,5% các vụ án được phép sai do lỗi chủ quan. Với lý do, nếu cứ sai là bị kỷ luật hết, thì không lấy đâu ra người làm việc.

Phát biểu trên của Nguyễn Hòa Bình đã gây bất bình trong dư luận xã hội. Dư luận cho rằng, những người cầm cân nảy mực mà lại được phép sai sót, thì người dân biết đòi công lý ở đâu? Cụ thể, các vụ án oan bị kết án tử hình nổi cộm, như Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng… phải chăng nằm trong số các vụ án “sai sót” đó?

Một câu hỏi đặt ra là, tại sao một kẻ vô lương tâm, bất tài như Nguyễn Hòa Bình, một kẻ đã đưa ra hàng loạt quyết định án oan sai, mà vẫn được lọt vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau Đại hội 13?

Trước đây, từ năm 2014, trang Chân dung Quyền lực, một trang tin “đánh đấm phe phái” của một thế lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, từng tiết lộ rất nhiều thông tin xấu liên quan đến Nguyễn Hòa Bình. Đơn cử, lá đơn “Tố cáo Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi” của cựu Đại tá Công an Nguyễn Xuân Vinh gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Trưởng ban Tổ chức TW Đảng; và các ủy viên Bộ Chính trị.

Nội dung lá đơn cho biết:

“Hội nghị Trung ương 2 chuẩn bị khai mạc, những đồn đoán về nhân sự cao cấp của Đảng, Nhà nước liên tục được đưa ra ở mọi lúc, mọi nơi. Người mà chúng tôi hết sức băn khoăn, đó là ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, một con người đầy tai tiếng, lại được dư luận khẳng định sẽ làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Trách nhiệm của ông Nguyễn Hòa Bình trong vụ án Rusalka, khi đó là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát. Chỉ vì thù tức cá nhân, do Nguyễn Đức Chi không chịu cung phụng, mà ông Nguyễn Hòa Bình đã khởi tố, phong tỏa toàn bộ tài sản của Nguyễn Đức Chi, cho dù những tài sản đó không liên quan gì đến hành vi phạm tội của Chi. Hàng trăm tỷ đồng đã được đầu tư vào dự án Rusalka bị mất, hậu quả đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Việc thứ 2 là Nguyễn Hòa Bình tìm mọi cách khởi tố ông Lê Văn Sở, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ vì ông Sở không chịu bán (thực chất là cho không) cho ông Nguyễn Hòa Bình ngôi nhà trị giá hàng chục tỷ đồng.

Về bản chất, ông Nguyễn Hòa Bình là người cực kỳ tham vọng, sẵn sàng làm mọi chuyện để có quyền lực, kể cả những việc hết sức mất phẩm chất đạo đức. Ngay từ khi còn làm Cục phó, ông Nguyễn Hòa Bình đã cho vợ tiếp cận ông Lê Thế Tiệm, khi đó là Thứ trưởng phụ trách Cảnh sát với lý do là phục vụ bà Cùng (vợ ông Tiệm), nhưng thực chất là dâng vợ cho thủ trưởng, phục vụ ông Tiệm, qua đó Bình được ông Tiệm ưu ái, nâng đỡ trên con đường công danh, sự nghiệp. Điều này, được chính ông Lê Thế Tiệm xác nhận với một số chiến hữu thân cận khi gặp lại vợ ông Bình, ông Tiệm chỉ và nói: “em này, trước đây mình dùng suốt”.

Chúng tôi không rõ những người có phẩm chất, tư cách như ông Nguyễn Hòa Bình có xứng đáng làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hay không? Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn bày tỏ sự việc, mong các đồng chí lãnh đạo cân nhắc, lựa chọn người cho đúng, tránh để những người thoái hóa, biến chất nắm giữ những chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước”.

Dư luận xã hội cho rằng, vì ông Nguyễn Phú Trọng quyết tâm trụ lại chức vụ cao nhất, bất chấp Điều lệ Đảng, nên đã chọn ông Nguyễn Hòa Bình, một thuộc cấp tham quyền cố vị, để làm lá chắn cho ông ta. Và việc Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị được ông Nguyễn Phú Trọng chọn, vì cùng phe nhóm.

Được biết, trước Đại hội 13, thông tin hành lang cho biết, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình bị phê bình nảy lửa tại Hội nghị Trung ương 12 ngày 14/5/2020, liên quan đến các sai sót trong vụ xét xử tử tù Hồ Duy Hải. Đến mức, nhiều ủy viên Trung ương thừa nhận, “lịch sử Hội nghị Trung ương chưa bao giờ có sự phê phán nặng nề như vậy”./.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023