Đảng và tham nhũng là hai mặt của một đồng tiền

Trước đây, khi còn làm Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng có phát biểu làm dậy sống xã hội lúc đó, rằng “Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp”.

Thực ra mà nói thì làm việc tốt là trách nhiệm của quan chức, họ được dân trả lương để làm việc, thì họ phải làm việc tốt, chứ không phải cứ làm việc tốt là kể công như ông Nguyễn Sinh Hùng đã nói. Và tất nhiên, nếu họ làm việc xấu thì phải trừng trị. Nếu con người có ý thức về tinh thần thượng tôn pháp luật, thì không được có tư tưởng “lấy công chuộc tội”.

Ông Nguyễn Sinh Hùng, cựu Chủ tịch Quốc hội, người từng nói “nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc”

Cách đây 10 năm, ông Nguyễn Sinh Hùng đã xác định là “nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc”, nghĩa là, ông ngầm thừa nhận, đã là cán bộ thì có sai phạm. Thực ra, không chỉ ông Nguyễn Sinh Hùng hiểu thế, mà người dân Việt Nam cũng biết, Cộng sản và tham nhũng chỉ là hai mặt của một đồng tiền. Hễ là Cộng sản thì sẽ tham nhũng nếu có cơ hội. Với đồng lương chết đói nhưng quan chức vẫn cứ xây biệt phủ, sắm ô tô, xây lâu đài, cho con du học, thì rõ ràng là tham nhũng đã tràn lan, vấn đề là ông Trọng có bắt hay không mà thôi.

Ngày 23/6/2022, tại buổi cuộc tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng, “không thích thú gì việc kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí rất đau xót, nhưng buộc phải làm”. Ông cũng trả lời câu hỏi, “kỷ luật nhiều cán bộ vậy thì lấy ai làm việc?” Nghĩa là, ông Trọng thừa nhận, ông mạnh tay thì không còn ai làm việc, hay nói rõ hơn là, ai cũng dính chàm.

Thực ra, từ tứ trụ trở xuống, ai cũng hiểu điều đó. Ai cũng dùng chức để làm giàu, đã không khui thì thôi, còn khui thì không ai thoát. Thực ra, những thứ tư tưởng Hồ Chí Minh hay Chủ nghĩa Mác Lênin chỉ là vật trang trí để vẽ lên mặt nạ cho chế độ, chứ nay chẳng ai còn tin vào những thứ đó. Mục đích duy nhất của quan chức Cộng sản là tiền, moi càng nhiều tiền càng tốt.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng từng, nói ““kỷ luật nhiều cán bộ như vậy thì lấy ai làm việc?”

Cho tới nay đã hơn 20 năm, Đảng Cộng sản phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng, nhưng rồi có quan chức nào có đạo đức đâu? Có người cho rằng, đã là người Cộng sản thì không thể có đạo đức, họ thích chiếm dụng, nhưng lại sợ trách nhiệm. Với cán bộ, hằng tháng nhận những đồng lương chết đói và không làm nghề gì khác mà vẫn giàu, thì làm sao có đạo đức?

Ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu Đảng, ông Trọng dù có muốn làm trong sạch Đảng thì cũng bất lực. Nếu thật sự làm trong sạch, thì Đảng cũng bay màu, bởi lúc đó còn ai làm việc đâu? Cho nên, việc chống tham nhũng mới là công việc dã tràng xe cát. Cái được duy nhất trong chiến dịch chống tham nhũng là cái danh cho ông Trọng mà thôi. Lớp thay thế những cán bộ bị trừng trị, có khi còn ăn bạo hơn lớp trước.

Không biết ông Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng kiểu gì mà trước đây quan chức chỉ xây được biệt phủ, giờ đây, họ đã xây được cả lâu đài. Có người nhận xét mỉa mai rằng, ông Trọng mà tiếp tục chống tham nhũng nữa thì cuối cùng quan chức sẽ xây cung điện cho riêng mình.

Ngồi vào ghế là có cơ hội bòn rút, Đảng tạo ra cơ chế, cơ chế đầy lỗ hổng để quan chức làm giàu. Điều đó có nghĩa là, Đảng trao cho quan chức mỏ khai thác tiền để tư túi, và chỉ có trao cho quan chức thứ này, thì quan chức mới quyết trung thành với Đảng tới cùng. Còn dùng Mác LêNin hay tư tưởng Hồ Chí Minh làm mồi nhử, thì chẳng ai thèm theo. Người Cộng sản cũng rất yêu Bác Hồ, nhưng mà là Bác Hồ trên tờ tiền Việt Nam, chứ không phải Bác Hồ đã tạo ra chế độ này. Không có tham nhũng, Đảng không thể có lực lượng trung thành.

Thu Phương – Thoibo.de (Tổng hợp)