Phim Đất rừng phương Nam: Người Nam Bộ có mặc trang phục Tàu?

Link Video: https://youtu.be/W1nHDqVuL7g

Ngày 13/10, báo Tuổi Trẻ có bài “Tranh cãi Đất rừng phương Nam: Bác Ba Phi mặc đồ Trung Quốc”.

Theo đó, sau các buổi chiếu cho báo chí, giới giải trí và chính thức chiếu sớm từ ngày 13/10, phim điện ảnh Đất rừng phương Nam nhận phản hồi tích cực về chất lượng, cảm xúc và mức độ đầu tư.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, phim có những đại cảnh hoành tráng, các cảnh chiến đấu ngặt nghèo, cũng như khắc họa sự hy sinh, mất mát của người dân Việt Nam để bảo vệ đồng bào mình.

Bên cạnh đó, luồng dư luận tiêu cực về phim nhắm vào những chi tiết được cho là “sạn“, “lỗi” về trang phục hay thắc mắc vai trò của diễn viên, đồng Giám đốc sản xuất Trấn Thành trong quá trình quảng bá.

Theo báo Tuổi Trẻ, có sự hiểu lầm về trang phục của nhân vật bác Ba Phi trong phim. Những ngày qua, cư dân mạng chuyền nhau bức ảnh diễn viên Trấn Thành mặc trang phục màu trắng, được cho là giống sườn xám của Trung Quốc, với hàng khuy 6 nút. Tuy nhiên, đây là cảnh và trang phục trong MV Bài ca Đất phương Nam do Công ty Trấn Thành Town thực hiện để quảng bá phim, chứ không phải là trang phục chính thức trong phim Đất rừng phương Nam.

Nhưng, vẫn theo báo Tuổi Trẻ, khi bộ ảnh nhân vật được tung ra, thì trên mạng cũng râm ran tranh cãi rằng, đó là áo của người Hoa, với hàng khuy cài nút trên áo rất đặc trưng.

Báo Tuổi Trẻ dẫn ý kiến của đạo diễn Trần Chí Kông viết trên trang cá nhân rằng: “Trong đời sống người miền Tây trước 1975, thì cái áo có khuy gài và nút thắt bằng vải ấy khá quen thuộc.”

Đạo diễn này nhận định “chiếc áo của người Hoa ấy đã chan hòa trong đời sống người miền Tây“.

Báo Tuổi Trẻ cũng dẫn phát biểu của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng của phim Đất rừng phương Nam, về những tranh cãi quanh trang phục của bác Ba Phi và Trấn Thành.

Đạo diễn này nói: “Hoa hay không Hoa, thật ra sẽ còn tranh cãi nhiều. Bản thân các nhà nghiên cứu sẽ còn tranh cãi“.

Còn trong phim sẽ thấy những yếu tố người Hoa, bởi thực ra miền Tây, với tôi, là một nơi du nhập rất nhiều người.”

Ở đó có cộng đồng người Hoa, người Khmer, người Việt. Bản thân người Hoa cũng có nhiều người Tiều. Đó là đặc trưng của miền Nam.”

Hình: Bài trên báo Tuổi Trẻ

Còn khi nói chung về khía cạnh phản ánh thực tế của phim ảnh, đạo diễn nêu quan điểm: “Tôi nghĩ phim không phải là sách giáo khoa, không mang nhiệm vụ là tư liệu“.

Dường như lập luận của hai vị đạo diễn này khá là khiên cưỡng và ngụy biện. Tuy rằng, dân cư ở miền Tây Nam Bộ đúng là đa sắc tộc, nhưng mỗi sắc tộc đều gìn giữ bản sắc của mình, không có chuyện người Việt lại đi mặc trang phục của người Hoa hay người Khmer.

Hơn nữa, hiện nay, quan hệ Việt – Trung đang có nhiều vấn đề, nhất là những căng thẳng trên Biển Đông gần đây, thì vấn đề trang phục mang tính lịch sử lại trở nên khá nhạy cảm.

Trước đây, đã có một số bộ phim lịch sử của Việt Nam, nhưng lại sử dụng trang phục Trung Quốc, ví dụ như phim Thái tổ Lý Công Uẩn, hay phim Tấm Cám… đã khiến dư luận phản ứng gay gắt, và cuối cùng phim đã bị hủy chiếu.

Trung Quốc thường xuyên có những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa, làm như vô tình, nhiều người không để ý, nhưng lại khiến người tiếp nhận bị ảnh hưởng, dần dần coi những tuyên truyền của Trung Quốc là hiển nhiên. Ví dụ như để bản đồ có hình lưỡi bò xuất hiện trong phim hoạt hình, trong các chương trình ca nhạc… Do đó, nhiều người trở nên “nhạy cảm” với những gì liên quan đến yếu tố Trung Quốc, kể cả chuyện trang phục.

Được biết, phim Đất rừng phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng được chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi.

Năm 1997, tiểu thuyết này từng được chuyển thể thành bộ phim Đất phương Nam, do Nguyễn Vinh Sơn làm đạo diễn kiêm viết kịch bản.

Thu Phương

>>> Nguy cơ ùn tắc trở lại tại các trung tâm đăng kiểm

>>> Mô hình “hộp ngủ” cho thuê, tuy tiện lợi nhưng nguy hiểm nếu xảy ra cháy

>>> Nữ hoàng nội y bị phạt vì biểu diễn lái xe mô tô phân khối lớn

>>> Một Trung tướng không quân Mỹ được bổ nhiệm làm Lãnh sự Danh dự của Việt Nam tại Hawaii

Mất tiền tỷ vì bị lừa đầu tư chứng khoán online